21-09-2021, 3:18 pm 308
Trong bài viết này, chúng tôi đề cập đến những xu hướng công nghệ sẽ lên ngôi trong ngành bán lẻ. Không có gì khó hiểu khi các xu hướng công nghệ đang dần xâm nhập vào ngành bán lẻ. Thông qua các hình thức như: cửa hàng trực tuyến website, fanpage, các trang thương mại điện tử, hình thức thanh toán online…
Những xu hướng công nghệ này sẽ góp phần quyết định tương lai của ngành bán lẻ trên toàn cầu, trong bối cảnh thời đại 4.0 hiện nay. Và mặc dù không ai có thể dự đoán chính xác những gì sẽ xảy ra tiếp theo. Nhưng nếu bạn không muốn tụt hậu so với đối thủ thì cần phải cập nhật thông tin ngay bây giờ nào!
Xu hướng công nghệ đầu tiên là chính là cá nhân hóa trong việc bán lẻ. Bằng cách thu thập thông tin người tiêu dùng cả online và tại cửa hàng. Bạn có thể thuận lợi biên soạn được càng nhiều dữ liệu về khách hàng, hành vi, gu và sự ưa thích của họ. Sau khi phân tích được tất cả các dữ liệu đó, bạn có thể nhận ra mong muốn của từng khách hàng. Đây chính là mức độ cá nhân hóa gia tăng trong bán lẻ.
Việc cá nhân hóa trong ngành bán lẻ ngày nay, không chỉ còn đơn thuần là gọi tên khách hàng ở đầu mỗi email hay tin nhắn. Giờ đây, áp dụng xu hướng công nghệ trong bán lẻ cho phép các doanh nghiệp, chủ kinh doanh điều chỉnh mọi thứ.
Từ việc xây dựng kịch bản giao tiếp với khách hàng đến chất lượng sản phẩm theo thị hiếu của người dùng. Bạn sẽ cần một cái nhìn tổng quan hơn về cách mà các nhà bán lẻ đang cá nhân hóa. Trên mỗi khía cạnh khác nhau và trong hành trình mua sắm của khách hàng.
Với các thiết bị trợ lý ảo như Amazon Alexa, Google Home, Apple, Home Pod,… Người tiêu dùng có thể sử dụng tìm kiếm bằng giọng nói để duyệt và mua sản phẩm. Xu hướng công nghệ giọng nói cũng đang trở nên tiên tiến hơn trên các thiết bị di động. Các ứng dụng như Apple Tweet Siri đã kết hợp AI và công nghệ giọng nói để trở thành trợ lý cá nhân ảo đầy tiện lợi.
Trong một nghiên cứu gần đây, 57% người tiêu dùng sở hữu smartphone đều kích hoạt công cụ tìm kiếm bằng giọng nói để mua thứ gì đó. Thậm chí không chỉ là dùng để mua đồ. Họ còn sử dụng công cụ tìm kiếm bằng giọng nói để tìm các cửa hàng gần vị trí họ đang ở. Hoặc dùng nó để tìm kiếm câu trả lời cho những câu hỏi, thắc mắc của họ.
Xu hướng công nghệ sử dụng AI đang ngày càng phổ biến. Tiêu biểu nhất chính là công cụ chatbot dùng để tương tác với khách hàng. Đây là xu hướng công nghệ được dự đoán sẽ bùng nổ nhất. Các chatbot AI được tích hợp vào các trang website, app bán hàng, sàn TMĐT. Nghĩa là người tiêu dùng có thể được hỗ trợ nhanh nhất và trực tiếp.
Có thể thấy, các chatbot AI của Facebook đang trở thành công cụ đại diện của nhiều doanh nghiệp trong việc support cho khách hàng. Nhiều chatbot AI được xây dựng kịch bản để trả lời các câu hỏi. Và giải quyết một số yêu cầu nhất định của khách hàng.
Ngoài chatbot, AI còn có thể ứng dụng vào các lĩnh vực khác, giúp cải thiện đời sống con người trở nên tiện lợi, hiệu quả hơn. Chẳng hạn như lĩnh vực t tế – chăm sóc sức khỏe thông qua trợ lý ảo giám sát sức khỏe hằng ngày. Hoặc ứng dụng AI trong lĩnh vực giao thông vận tải, hiện thực hóa xe lái tự động, không cần người lái.
Ở Mỹ, các chuyên gia dự đoán rằng, hơn một nửa số lượng giao dịch mua sắm trực tuyến sẽ được thực hiện qua điện thoại di động vào năm 2020. Các nhà bán lẻ hiện đang tích cực cố gắng tận dụng xu hướng công nghệ này.
Thông qua việc xây dựng các trang web mua sắm phiên bản giao diện mobile. Nhằm đáp ứng điều chỉnh theo thiết bị mà người tiêu dùng đang sử dụng. Hoặc các app mua hàng ra đời để nâng cao trải nghiệm mua sắm. Giúp việc mua hàng nhanh được chóng, tiện lợi hơn.
Điện thoại di động còn là phương tiện được ưa thích để thực hiện thanh toán trực tuyến. Với các ứng dụng như Apple Pay, Zalo Pay, Momo, Airpay,… Khách hàng sẽ không cần phải mang theo tiền mặt, thẻ tín dụng trong ví của mình nữa. Chỉ cần chọn mua sản phẩm bất kỳ và thanh toán bằng ví điện tử trên điện thoại của họ.
Điện thoại di động cũng sẽ cho phép người mua hàng quét sản phẩm, so sánh giá. Nhằm đưa ra quyết định đúng đắn, sáng suốt trong việc mua hàng. Hơn 30% người tiêu dùng cho biết, sau khi tham khảo và so sánh giá bằng ứng dụng trên điện thoại di động. Họ đã thay đổi suy nghĩ về việc có nên mua sản phẩm đó hay không.
Khái niệm:
Internet of Things, viết tắt là IoT là thuật ngữ có vẻ khá mới với nhiều người. Nó có nghĩa là Mạng lưới vạn vật kết nối Internet hoặc là Mạng lưới thiết bị kết nối. IoT được phát triển từ sự hội tụ của công nghệ không dây (cloud), công nghệ vi cơ điện tử và Internet. Nói một cách đơn giản nó là một tập hợp các thiết bị có khả năng kết nối với nhau. Với Internet và với thế giới bên ngoài để thực hiện một công việc nào đó.
Hoặc có thể hiểu nôm na, IoT là tất cả các thiết bị có thể kết nối với nhau. Việc kết nối thì có thể thực hiện qua Wi-Fi, mạng viễn thông băng rộng (3G, 4G), Bluetooth, ZigBee, hồng ngoại… Các thiết bị có thể là điện thoại thông minh, máy pha cafe, máy giặt, tai nghe, bóng đèn, và nhiều thiết bị khác. IoT sẽ là mạng khổng lồ kết nối tất cả mọi thứ. Bao gồm các kết nối giữa người và người, người và thiết bị, thiết bị và thiết bị.
Ứng dụng vào ngành bán lẻ:
Sự kết hợp giữa IoT và công nghệ nhận dạng khuôn mặt ngày càng phổ biến. Các nhà bán lẻ có thể nhận diện được khách hàng này là ai, ngay từ khi họ mới bước vào cửa hàng. Nhờ vào hồ sơ trực tuyến thu thập được và tải lên hệ thống. Điều này sẽ giúp các nhà bán lẻ cung cấp trải nghiệm mua sắm cá nhân hóa cao cho người tiêu dùng.
IoT cũng được ứng dụng để xây dựng thành công giỏ hàng mua sắm online. Nó cho phép người tiêu dùng tải lên danh sách sản phẩm của cửa hàng. Sau đó hướng dẫn họ tìm kiếm và lựa chọn được sản phẩm phù hợp. Cuối cùng, khách hàng chỉ cần xác nhận rõ một lần nữa các sản phẩm đang có trong giỏ hàng và thanh toán.
Trong tương lai, nếu các nhà bán lẻ chịu cập nhật công nghệ IoT. Và sử dụng gắn tag điện tử (thẻ giá, thẻ thông tin) trên mọi sản phẩm. Qua đó sẽ giúp họ có thể cập nhật giá cả, thông tin sản phẩm bằng internet. Đồng thời, nhà bán lẻ có thể giám sát chính xác hơn việc dịch chuyển hàng hóa. Từ đó cải thiện việc quản lý hàng hóa trong kho. Nó sẽ giúp tiết kiệm thời gian nhiều hơn so với cách cập nhật thủ công bằng tay trước đây.
Với 5 xu hướng công nghệ mới được dự đoán sẽ nâng cao trải nghiệm mua sắm bán lẻ mà chúng tôi cung cấp trên đây. Mong rằng nó sẽ giúp ích bạn trong việc nắm bắt thông tin. Đồng thời ứng dụng ngay những xu hướng này. Để giúp xây dựng một doanh nghiệp bán lẻ bền vững cho năm 2021 và trong tương lai xa hơn.
Nguồn: Suno