05-10-2021, 4:46 pm 360
Với tính chất của ngành bán lẻ là việc chuyển dịch hàng hóa vật chất tới người tiêu dùng nên việc chuyển đổi số trong ngành này thường sẽ bị xem nhẹ. Chính vì việc bị xem nhẹ đã tạo nên những thất bại của một số hãng bán lẻ vì cố gắng bảo vệ mô hình tổ chức cũ.
Để làm rõ hơn về sự chuyển dịch trong phương thức bán lẻ, ta hãy cùng tìm hiểu về bán lẻ truyền thống và bán lẻ hiện đại (Bán lẻ kỹ thuật số)
Bán lẻ truyền thống
Bán lẻ truyền thống là hình thức bán lẻ là tập trung vào sản phẩm và hoạt động theo mô hình chuỗi cung ứng với mục tiêu nhập vào giá rẻ, bán ra giá cao.
Cách thức vận hành của các nhà bán lẻ với phương thức này là tập trung vào trải nghiệm của khách hàng khi trực tiếp đến cửa hàng. Họ nghiên cứu tỉ mỉ cách thiết kế cửa hàng sao cho có thể giữ chân lại khách hàng trong cửa hàng lâu nhất có thể, làm tăng thời gian trải nghiệm sản phẩm cùng với việc có thể hướng tới việc mua kèm những món đồ khác.
Nếu như bán lẻ truyền thống tập trung vào sản phẩm và hoạt động theo mô hình chuỗi cung ứng thì bán lẻ kỹ thuật số tập trung vào khách hàng và hoạt động theo mô hình chuỗi giá trị số dựa trên dữ liệu tối ưu hóa chi phí và tối đa hóa lợi nhuận
Phương thức này được chia thành 3 khâu:
1) Thu thập dữ liệu về khách hàng, sản phẩm
2) Phân tích các dữ liệu đã thu thập được
3) Đưa ra hành động cụ thể.
Phương thức này sẽ đem lại giá trị và hiệu quả đầu tư, như thông qua việc tạo ra sản phẩm dịch vụ mới, đem lại lợi ích mới, thay đổi cách tương tác với khách hàng, giúp doanh nghiệp nắm bắt được mong muốn sâu thẳm của khách hàng.
Xu hướng đẩy mạnh bán hàng đa kênh
Năm 2021 tới đây, Chudoso dự đoán việc phát triển bán hàng đa kênh là điều kiện bắt buộc. Người tiêu dùng dần có nhiều yêu cầu khắt khe hơn đối với các nhà bán lẻ. Nếu cửa hàng của bạn phải sửa chữa hay trang web của bạn tạm dừng hoạt động, khách hàng có thể chuyển sang nhà bán lẻ khác ngay lập tức để họ có trải nghiệm đa kênh tốt hơn. Trải nghiệm đa kênh có thể không phải là xu hướng tối ưu nhất nhưng chắc chắn là cần thiết nhất trong chuyển đổi số ngành bán lẻ.
Điện toán nhận thức
Điện toán nhận thức (Cognitive Computing) là một kỷ nguyên mới của siêu điện toán, nơi máy tính bắt chước, giám sát hoạt động của con người, giúp ta đưa ra những quyết định tốt hơn.
Xu hướng này được thể hiện rõ nhất thông qua trí tuệ nhân tạo (AI), chatbot hoặc robot hỗ trợ khách hàng. Việc sử dụng trí thông minh nhân tạo trong ngành bán lẻ được coi là rất thuận tiện, nó giúp cho khách hàng được hỗ trợ mọi nơi mọi lúc, cũng như làm giảm chi phí quản lý cho doanh nghiệp.
Phát triển những hình thức thanh toán tiện ích
Việt Nam đang trở thành một thị trường thương mại điện tử giàu tiềm năng. Việc chuyển dịch từ thanh toán bằng tiền mặt sang thanh toán điện tử đem lại nhiều lợi ích cho người tiêu dùng cũng như các đơn vị bán lẻ. Các doanh nghiệp có thể hợp tác với các đơn vị thanh toán để tung ra các chương trình khuyến mãi, vừa để kích cầu, lại có lợi cho khách hàng.
Tối ưu vận hành bằng các phần mềm quản trị
Song song với việc phát triển các kênh mua sắm, gia tăng trải nghiệm khách hàng thì việc tối ưu hóa, tinh chỉnh lại chính bộ máy vận hành cũng là điều rất quan trọng.
Khi việc quản trị của các doanh nghiệp được số hóa sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian, chi phí vận hành cho việc thực thi các chiến dịch, giúp bộ máy tổ chức tinh gọn và vận hành hành khoa học hơn.
Khi Doanh nghiệp vừa phải đối mặt với làn sóng đại dịch Covid, vừa phải tiếp nhận những đổi mới của xu hướng chuyển đổi số ắt hẳn sẽ gặp phải nhiều khó khăn. Trước những khó khăn đó doanh nghiệp cần phải nhanh chóng hòa nhập với các xu hướng chuyển đổi số. Thời điểm hiện tại vẫn là chưa quá muộn để các doanh nghiệp hoàn thiện mô hình bán lẻ của mình.