Danh mục sản phẩm

Phòng trải nghiệm khách hàng 4.0 - Cách nâng cao trải nghiệm công nghệ số

02-12-2021, 4:06 pm   242

Nội dung chính

Phòng trải nghiệm khách hàng 4.0 đã mang đến một hướng đi mới, một giải pháp mới cho các doanh nghiệp trên con đường chinh phục khách hàng. Phòng trải nghiệm không chỉ là nơi khách hàng có thể thỏa sức trải nghiệm những sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp và nó còn là niềm tự hào, biểu tượng của sự kiêu hãnh của một thương hiệu. Giải pháp phòng trải nghiệm khách hàng đã mang đến sự khác biệt của thương hiệu, tạo nên một vị trí vững chắc của thương hiệu đó trên thị trường. Nhắc đến thương hiệu của bạn, khách hàng sẽ nghĩ ngay đến những trải nghiệm về sản phẩm, về dịch vụ mà bạn đã cung cấp. Hãy cùng manhinhquancao247 tìm hiểu về giải pháp nâng cao trải nghiệm công nghệ số trong thời đại 4.0 nhé!

Phòng trải nghiệm khách hàng 4.0 - Cách nâng cao trải nghiệm công nghệ số

Làm quen với khái niệm phòng trải nghiệm khách hàng

Trải nghiệm khách hàng là nhận thức bao quát của khách hàng từ phía của họ với doanh nghiệp hoặc tổ chức của bạn. CX là dạng viết tắt của Customer Experience, được hiểu là trải nghiệm khách hàng.

CX còn là kết quả của sự đánh giá của khách hàng về doanh nghiệp của bạn từ việc điều hướng trang web, đến tư vấn, dịch vụ khách hàng và sản phẩm. Mọi việc bạn làm đều ảnh hưởng đến việc họ quyết định có quay lại hay không. Vì vậy, xây dựng trải nghiệm khách hàng tuyệt vời là chìa khóa thành công của bạn.

Doanh nghiệp cần làm gì để mang đến những trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng?

Bạn có thể tăng trải nghiệm khách hàng bằng các cách sau:

- Ưu tiên việc lắng nghe khách hàng lên hàng đầu.

- Sử dụng phản hồi của khách hàng để phát triển sự hiểu biết sâu sắc về khách hàng của bạn.

- Triển khai một hệ thống để giúp bạn thu thập phản hồi, phân tích và hành động thường xuyên.

- Giảm thiểu mâu thuẫn và giải quyết các vấn đề cụ thể cũng như những khó khăn riêng của khách hàng.

- Vai trò của việc xây dựng phòng trải nghiệm khách hàng

Một doanh nghiệp không thể tồn tại nếu không có khách hàng. Có lẽ đây là lý do tại sao các doanh nghiệp nên đồng thời tập trung vào việc thu hút khách hàng mới và giữ chân khách hàng hiện tại.

Trên thực tế, chưa đến một nửa số công ty mang lại trải nghiệm khách hàng tuyệt vời. Theo báo cáo xu hướng trải nghiệm khách hàng của Zendesk năm 2020, bằng cách phân tích phản hồi từ 90.000 người tiêu dùng trên 175 quốc gia và ghi lại trải nghiệm của họ với hơn 300 doanh nghiệp cho thấy khoảng 75% khách hàng sẽ chi nhiều hơn để mua hoặc tham gia dịch vụ từ một  doanh nghiệp cung cấp một trải nghiệm tốt. Điều này có nghĩa là nếu trải nghiệm khách hàng tốt sẽ thúc đẩy lợi thế cạnh tranh. Bên cạnh đó, cảm nhận của khách hàng về thương hiệu của bạn giúp doanh nghiệp có tỷ lệ giữ chân khách hàng cao cũng như giữ được lòng trung thành của người mua với thương hiệu.

Vì vậy tầm quan trọng về việc quản lý trải nghiệm khách hàng để tăng trải nghiệm rất quan trọng vì giúp doanh nghiệp chiếm ưu thế trên thị trường và cung cấp cho khách hàng một dịch vụ hoàn hảo tạo cho họ một cảm giác thỏai mái.

Khi thiết kế phòng trải nghiệm khách hàng cần tuân thủ những nguyên tắc nào?

Đặt mình vào hoàn cảnh khách hàng để cảm nhận hành trình trải nghiệm

Đầu tiên, dùng trí tưởng tượng hình dung khách hàng sẽ trải qua những khâu nào trong toàn bộ trải nghiệm bằng cách đặt mình vào vị thế của khách hàng để thấy khách hàng đang “See / Think / Feel / Do” những gì hiện tại, còn nếu lý tưởng hơn, tức là có ngân sách thì khảo sát thực sự shopper đang “See / Feel / Think / Do” như thế nào.

Ví dụ, đặt mình trong tình thế nếu mình là shopper của giày Vascara, thì khi vừa bước vào cửa hàng sẽ “See” gian hàng hàng New Arrival được trưng bày ở một khu riêng biệt với đèn sáng chiếu xuống một cách ấn tượng, và họ sẽ “Feel” hứng thú vì khu trưng bày độc đáo này, từ đó họ “Think” là họ nên tiếp tục trải nghiệm mua sắm trong cửa hàng, dẫn đến họ thực sự “Do” như vậy!

Đặt kỳ vọng thay đổi hành vi của người tiêu dùng

Từ đó, xây dựng kỳ vọng là khách hàng sẽ thay đổi “See / Think / Feel / Do” theo những gì mình muốn mà có lợi cho business. Ví dụ: trong quán cafe, mình muốn họ “See” hình ảnh món đồ uống matcha trà xanh mới ngay tại quầy cashier, để họ sẽ “Think” là nó phù hợp vào lúc đang khát nước cháy cổ, từ đó họ sẽ “Feel” là khát khao muốn mua ngay vì tin đó là lựa chọn phù hợp, & từ đó họ sẽ “Do” là thực sự bỏ tiền ra để mua uống thử ly có size nhỏ.

Căn cứ vào kỳ vọng đó, mình mới thiết kế những yếu tố trong trải nghiệm tạo giá trị nhằm đạt được mục đích, ví dụ set up 1 mock-up ly matcha trà xanh với màu sắc sặc sỡ ngay tại quầy cashier với thông điệp “giải nhiệt trưa nắng nóng”. Mỗi một khâu điểm chạm trải nghiệm là kỳ vọng thay đổi hành vi có lợi cho business để dẫn đến cú chốt sales cuối cùng.

Nhấn mạnh giá trị nổi bật của từng khâu

Khi tiến hành kiểm tra trải nghiệm của khách hàng, tránh mô tả quá chi tiết từng khâu trong toàn bộ trải nghiệm. Thay vào đó, mô tả súc tích nhưng nhấn mạnh giá trị nổi bật để khách hàng cảm nhận & phản hồi giá trị đó (vì thực tế, chúng ta cần họ đánh giá giá trị nổi bật là chính).

Ví dụ: “Mới bước vào quầy lễ tân, khách hàng gặp 1 cô lễ tân trẻ, bận đồng phục chuyên nghiệp theo phong cách Nhật Bản, nở nụ cười và gật đầu chào khi khách hàng mới bước vào”. Trong trường hợp này, yếu tố “đồng phục chuyên nghiệp theo phong cách Nhật Bản ” cần được nhấn mạnh và hữu hình hóa ra hình ảnh vì nó là giá trị khác biệt, nổi bật.

Ứng dụng các giải pháp công nghệ nhằm đáp ứng nhu cầu trải nghiệm của người dùng

Công nghệ luôn là công cụ hỗ trợ đắc lực cho mọi thiết kế giải pháp cho doanh nghiệp. Các phần mềm hỗ trợ tốt trong việc hữu hình hóa cảm xúc trong trải nghiệm của khách hàng (ví dụ cảm xúc khách hàng, See / Feel/ Think / Do, thời gian trải nghiệm từng giai đoạn,…). Việc ứng dụng phần mềm không chỉ tạo cho khách hàng hứng thú và đưa ra ý kiến của mình về dịch vụ, mà còn giúp cho ban quản lý có cơ sở để thiết kế giải pháp giá trị cho trải nghiệm khách hàng.

Nói tóm lại, trải nghiệm dịch vụ khách hàng ngày càng được xem trọng vì nó là 1 khâu của tạo ra giá trị cho khách hàng, là 1 trong những chuỗi giá trị quan trọng của doanh nghiệp. Vì thế nó cần được xây dựng đúng đắn & cải thiện liên tục. Và khởi điểm của thiết kế trải nghiệm dịch vụ khách hàng là xây dựng trải nghiệm khách hàng với kỳ vọng thay đổi “See / Think / Feel & Do” của khách hàng.

>> Xem thêm: Xây dựng phòng trải nghiệm khách hàng mang đến những lợi ích nào?

>> Xem thêm: Tùng Việt ra mắt giải pháp phòng trải nghiệm khách hàng 4.0

Công ty Tùng Việt tự hào là đơn vị chuyên cung cấp giải pháp phòng trải nghiệm khách hàng cho các doanh nghiệp, các Showroom tại Việt Nam

Tùng Việt Communication tự hào là đơn vị chuyên tư vấn, thiết kế và là đơn vị đầu tiên thực hiện triển khai lắp đặt những giải pháp công nghệ xây dựng Phòng truyền thống doanh nghiệp 4.0, Bảo tàng công nghệ 4.0, Showroom công nghệ 4.0 uy tín hiện nay. Các công việc của chúng tôi cho dự án cho các Bảo tàng Quảng Ninh, Bảo tàng Quốc Hội, Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh, Bảo tàng Lịch Sử VN, Bảo tàng Tôn Đức Thắng, Bảo tàng Viettel, Bảo tàng Xô Viết Nghệ Tĩnh, Showroom Công nghệ Nuskin, Điện Quang, FPT.... được đánh giá cao bởi tính hiệu quả về kinh tế, thẩm mỹ cao về trưng bày và ấn tượng nơi khách tham quan.

Với đội ngũ kỹ thuật giàu kinh nghiệm làm việc với các chuyên gia trong lĩnh vực ứng dụng giải pháp công nghệ, ứng dụng khoa học kỹ thuật và các sản phẩm công nghệ tiên tiến cùng đội ngũ thiết kế chuyên nghiệp, giàu ý tưởng sẽ luôn đáp ứng mọi nhu cầu của quý khách. Để được tư vấn về giải pháp phòng trải nghiệm khách hàng 4.0, xin vui lòng để lại thông tin liên hệ hoặc gọi ngay đến hotline của chúng tôi để được các nhân viên tư vấn hỗ trợ.

----------------------------------------------------------------------------------------------------

Để biết thêm thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ với chúng tôi:

Công ty TNHH Truyền Thông Tùng Việt

Địa chỉ: 489A/21/54 Huỳnh Văn Bánh, Phường 13, Quận Phú Nhuận, TP.HCM, VN

Hotline: 0909.555.709